thiết kế website, thiết kế website chuyên nghiệp
logo
company

thống kê truy cập

Online: 2
Tổng truy cập: 684.991

Dự án trong năm

Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 (FCPF-2)

Quyết định số 1/CP.16 (còn được gọi là Thỏa thuận Cancun) của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã xác định 5 hoạt động chính của REDD+ là: a) giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, b) giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế suy thoái rừng, c) bảo tồn trữ lượng các-bon của rừng, d) quản lý bền vững tài nguyên rừng và đ) tăng cường trữ lượng các-bon của rừng. Việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chủ trương  của Đảng, Chính sách của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, tạo nguồn tài chính mới góp phần bảo vệ, phát triển rừng, nâng cao giá trị của rừng, phát triển kinh tế xã hội đồng thời thể hiện  thiện chí của Việt Nam chung tay cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Trong những năm vừa qua, mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ nhưng năng lực điều phối, quản lý và kỹ năng đàm phán về REDD+ ở tất cả các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của cả Chính phủ và các nhà tài trợ;

 Một số chính sách và quy định hiện hành liên quan đến REDD+ cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện;

  Các quy định về chính sách, giải pháp an toàn về môi trường và xã hội khi thực hiện REDD+ chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và hướng dẫn thực thi cụ thể nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế;

  Chưa có các nghiên cứu, đánh giá sâu sắc và đề xuất chính sách mang tính cụ thể, khả thi nhằm khuyến khích các công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng có thể tham gia cung cấp dịch vụ REDD+ và các dịch vụ   môi trường rừng;

 Nhận thức của các cấp, các ngành, các chủ rừng và cộng đồng địa phương về REDD+ còn hạn chế.

Mục tiêu dài hạn: Hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý và thực hiện REDD+ hiệu quả, góp phần quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển nền kinh tế các-bon thấp, giảm nghèo và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Mục tiêu ngắn hạn: Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật của Ban Chỉ đạo, Tổng cục Lâm nghiệp, một số các cơ quan có liên quan ở Trung ương và ở ba tỉnh thí điểm (Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Nông) nhằm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+, góp phần thực hiện thành công Chương trình hành động quốc gia về REDD+ (NRAP).

Dự án bao gồm 4 hợp phần với các kết quả mong đợi như sau:

 Hợp Phần 1: Hỗ trợ xây dựng chính sách, nâng cao năng lực kỹ thuật để quản lý và vận hành REDD+ hiệu quả ở cấp Trung ương và địa phương

 Kết quả 1: Năng lực kỹ thuật và thể chế ở cấp quốc gia được thiết lập và nâng cao góp phần quản lý và điều phối một cách có hiệu quả việc thực hiện NRAP; các chính sách, quy định về REDD+ được dự thảo; lộ trình và các hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) được xây dựng.

 Hợp Phần 2: Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng phương án thí điểm đổi mới công ty lâm nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ REDD+

 Kết quả 2: Đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách đổi mới lâm trường quốc doanh được xây dựng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các công ty Lâm nghiệp (SFCs), các Ban quản lý rừng (FMBs) tham gia cung cấp dịch vụ REDD+; hướng dẫn kỹ thuật và các giải pháp để SFCs & FMBs tham gia cung cấp dịch vụ REDD+ được xây dựng.

 Hợp Phần 3: Hỗ trợ nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, tham vấn các bên liên quan, đáp ứng yêu cầu về các biện pháp đảm bảo an toàn, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực hiện REDD+ trong khu vực

 Kết quả 3: Hướng dẫn chi tiết về quy trình, phương pháp tham vấn nhằm thúc đẩy sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là các cộng đồng địa phương và người dân bản xứ; các giải pháp mang tính chiến lược thực hiện REDD+ gồm NRAP và PRAP được cập nhật, bổ sung; tăng cường hợp tác khu vực trong     lĩnh vực thực hiện REDD+ và tránh dịch chuyển phát thải.

 Hợp Phần 4: Quản lý, theo dõi và đánh giá dự án

 Kết quả 4: Dự án được quản lý và thực hiện một cách có hiệu quả theo đúng Hiệp định Tài Trợ, quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và của Ngân hàng Thế giới; tình hình thực hiện NRAP và quá trình chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam được theo dõi và đánh giá định kỳ để kịp thời cung cấp thông tin phục vụ việc quản lý và hoạch định chính sách liên quan.