thiết kế website, thiết kế website chuyên nghiệp
logo
company

thống kê truy cập

Online: 12
Tổng truy cập: 689.031

Dự án trong năm

Gói Tư vấn giám sát môi trường trong quá trình thi công dự án - Dự án Đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu

1.   Mục tiêu giám sát môi trường

Mục tiêu của giám sát môi trường trong quá trình thực hiện dự án là để bảo đảm tuân thủ kế hoạch quản lý môi trường và Chương trình quản lý và giám sát môi trường theo ĐTM đã được phê duyệt của Dự án. Tuân thủ kế hoạch quản lý môi trường sẽ giúp giảm thiểu và giám sát các tác động tiềm năng về môi trường và phát triển bền vững của dự án. Các kết quả giám sát môi trường phải được ghi chép và kiểm tra để đảm bảo rằng các dấu hiệu về các tác động tiêu cực đã được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu và các biện pháp giảm thiểu đã được thực hiện.

2.  Các nhiệm vụ chính của tư vấn:

2.1. Tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường trong dự án

-         Hỗ trợ BQLDA trong việc thiết kế chương trình quản lý môi trường bao gồm cả việc đề cử cán bộ môi trường chuyên nghiệp và thủ tục quản lý môi trường.

-         Hỗ trợ BQLDA trong việc thiết lập giám sát nội bộ thông qua báo cáo ghi chép hàng ngày.

-         Hỗ trợ BQLDA trong việc xây dựng các biểu mẫu ghi chép giám sát định kỳ và báo cáo giám sát nội bộ.

-         Hướng dẫn BQLDA quản lý tuân thủ của nhà thầu theo các quy định về an toàn lao động, vệ sinh xây dựng, đổ thải vật liệu xây dựng… theo các điều khoản của kế hoạch quản lý môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

-         Truyền thông về các vấn đề môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong quá trình thực hiện dự án.

2.2. Hỗ trợ BQLDA xem xét việc đấu thầu và các văn bản dự thảo hợp đồng để đảm bảo việc kết hợp chặt chẽ với các yêu cầu của Kế hoạch quản lý môi trường và ĐTM

-         Hỗ trợ xem xét các tài liệu đấu thầu xây dựng để đảm bảo tuân thủ những yêu cầu của Kế hoạch quàn lý môi trường và ĐTM. Hỗ trợ BQLDA trong việc xem xét các hợp đồng xây dựng để đảm bảo đưa đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường phù hợp với mỗi gói thầu.

2.3 Thu thập thông tin

a. Tham vấn các bên liên quan

-         Tham vấn các bên liên quan với mục đích thu thập thông tin để hỗ trợ cho việc giám sát (BQLDA, các nhà thầu, chính quyền sở tại, dân cư địa phương v.v.)

-         Mỗi đợt giám sát, tư vấn sẽ tham vấn chính quyền cấp xã sở tại (9 xã thuộc 2 huyện Trà Cú và Duyên Hải) và tham vấn cộng đồng địa phương về các tác động của dự án đến người dân bị ảnh hưởng.

b. Giám sát thường xuyên tại hiện trường

-         Tư vấn sẽ xây dựng mẫu nhật ký ghi chép và các phương thức giám sát việc tuân thủ của các nhà thầu theo các điều khoản về môi trường được ký trong hợp đồng. Tư vấn sẽ bố trí thường xuyên ít nhất 2 kỹ sư trực tiếp giám sát tại hiện trường.

-         Các kỹ sư giám sát thường xuyên tại hiện trường có nhiệm vụ giám sát sự tuân thủ của nhà thầu trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu môi trường theo Kế hoạch quản lý môi trường và Đánh giá tác động môi trường đã được duyệt.

-         Các kỹ sư giám sát thường xuyên tại hiện trường thực hiện các ghi chép hàng ngày về việc tuân thủ các yêu cầu về môi trường của nhà thầu theo mẫu nhật ký ghi chép được phê duyệt.

-         Tư vấn sẽ cập nhật các chỉ số giám sát trong việc thực hiện các hoạt động của dự án. Các chỉ số giám sát nên được cập nhật trong suốt quá trình thực hiện dự án.

c. Giám sát định kỳ của chuyên gia

-         Định kỳ 3 tháng 1 lần, nhóm chuyên gia của đơn vị tư vấn sẽ trực tiếp xuống hiện trường để thu thập thông tin giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình xây dựng dự án.

-         Tham vấn các ý kiến của cộng đồng và các cơ quan liên quan.

-         Kiểm tra và xác định vấn đề gây ra tới môi trường bởi việc triển khai dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.

-         Phân tích dữ liệu thu thập được từ việc kiểm toán ở công trường, tham vấn các bên liên quan, nhật ký tư vấn giám sát hiện trường và đánh giá chất lượng môi trường từ việc thu thập mẫu để chuẩn bị báo cáo giám sát.

-         Nhóm chuyên gia sẽ đưa ra báo cáo nhanh với BQLDA về tình hình môi trường ngay trong đợt công tác và sẽ có báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện các biện pháp giảm thiểu môi trường của dự án, trong đó có cả đề xuất các biện pháp xử lý các nhà thầu vi phạm.

2.4. Lấy mẫu đánh giá chất lượng môi trường

-         Khảo sát, lấy mẫu và phân tích các chỉ số chất lượng môi trường nhằm giám sát các ảnh hưởng của dự án tới chất lượng môi trường trong quá trình thực hiện dự án.

 

Bảng 3: Vị trí các điểm lấy mẫu giám sát môi trường

TT

Nội dung

Thông số, quy chuẩn so sánh

Vị trí

Thời gian, tần suất

1

Giám sát chất thải

 

Nước rỉ bùn (7 vị trí)

- Thông số: pH, TS, COD, BOD5, As, Cd, Pb, dầu mỡ, Coliform.

- Quy   chuẩn   so   sánh:   QCVN

40:2011/BTNMT

Nước rỉ bùn tử các bãi thải, tại vị trí đổ bùn nạo vét

03 tháng/lần

2

Giám sát môi trường xung quanh

a.

Không khí xung quanh (5 vị trí)

- Thông số: Vi khí hậu; CO; SO2; NO2; Bụi lơ lửng.

- Quy   chuẩn   so   sánh:   QCVN

05:2009/BTNMT

Khu vực dân cư dọc tuyến thi công xây dựng Dự án

6 tháng/lần

b.

Tiếng ồn, độ  rung (5 vị trí)

- Thông số: Leq; gia tốc rung

- Quy   chuẩn   so   sánh:   QCVN

26:2010/BTNMT     và     QCVN

27:2010/BTNMT

Trùng với vị trí giám sát chất lượng không khí khu dân cư  dọc tuyến thi công xây dựng Dự án

c.

Nước

biển   ven bờ  (5  vị trí)

Thông số: Nhiệt độ; độ đục; pH; BOD5; TS; NH4; Fe, Cr, Pb, Zn, Cd, As, Mn; Dầu mỡ, Coliform

Quy   chuẩn   so   sánh:   QCVN 10:2008/BTNMT

Cửa Định An

Xã Đông Hải

Xã Trường Long Hòa

Xã Dân Thành – Cửa Kênh Tắt

Tại vị trí đổ đất ngoài biển

d.

Đất  tại bãi  đổ bùn    (11 vị trí)

- Thông số: Zn, As, Cd, Cu, Pb

- Quy    chuẩn    so    sánh:    QCVN

03:2008/BTNMT

Đất tại bãi đổ bùn

e.

Trầm tích đáy (5 vị trí)

- Thông số: Cu, Pb, Zn, Cd, As

- Quy            chuẩn:             QCVN

43:2012/BTNMT

Hạ lưu sông Hậu xã Định An

Bến đò Tà Ni, kênh Quan Chánh Bố xã Long Vĩnh

Kênh Quan Chánh Bố, xã Long Toàn

Kênh Sáng xã Long Khánh

Ven biển xã Dân Thành

3

Giám sát khác

a.

Xói     lở, bồi lắng

- Tình trạng xói lở, bồi lắng.

- Phát hiện các vị trí sạt lở mới xuất hiện và tiến hành các biện pháp can thiệp cần thiết.

- Xác định các vị trí bồi lắng cần nạo vét định kỳ

- Khu vực nạo vét định kỳ. Khu tránh tàu. Khu vực bến phà, bến xà lan. Hạ lưu sông Hậu, cửa kênh Tắt.

- Toàn bộ tuyến luồng, bãi đổ thải.

Giám  sát  thường xuyên  trong quá trình thi công nạo vét.

 

b.

Bãi   thải, đường

ống   dẫn

bùn

- Tình trạng bùn thải

-  Phát  hiện  sự  cố  vỡ  đê  bao,  vỡ đường ống.

Khu vực nạo vét định kỳ. Khu tránh tàu. Khu vực bến phà, bến xà lan. Hạ lưu sông Hậu, cửa kênh Tắt.

Toàn bộ tuyến luồng, bãi đổ thải.

c.

Hệ sinh thái thủy sinh (4 khu vực)

Động vật nổi, thực vật nổi, thực vật đáy, động vật đáy.

Ngoài biển

Sông Hậu

Kênh Quan Chánh Bố

Kênh  Tắt

6 tháng/lần

 

3. Tần suất giám sát

-         Giám sát thường xuyên hiện trường: 02 kỹ sư giám sát

-         Giám sát chuyên gia môi trường: 3 tháng/1 lần trong 2 năm

4. Báo cáo

-         Chuẩn bị báo cáo khởi đầu, báo cáo cuối cùng và báo cáo định kỳ theo các đợt giám sát (4 đợt/năm trong 2 năm).