thống kê truy cập
Kinh nghiệm
-
Xây dựng năng lực, huấn luyện, đào tạo và phát triển doanh nghiệp cấp nước và VSNT, thuộc dự án Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng được thực hiện thành 2 giai đoạn, hỗ trợ cho chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn của Việt Nam đến năm 2020 (RWSS 2020). Dự án được tài trợ thông qua một khoản vay chương trình linh hoạt của IDA (APL), bao gồm 4 hợp phần chính: 1) Hợp phần 1: Phát triển cơ sở hạ tầng Nước và Vệ sinh; 2) Hợp phần 2: Thay đổi hành vị vệ sinh; 3) Hợp phần 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cơ cấu chính quyền cơ sở và các đơn vị quản lý; 4) Hợp phần 4: Hỗ trợ quản lý, giám sát và đánh giá dự án.
-
Đánh giá hoạt động truyền thông nhằm giảm thiểu nồng độ Asen trong nước tại hai tỉnh Hà Nam và Hà Tây
Các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông giảm thiểu tác hại của Asen được thực hiện trong khuôn khổ hai Dự án Cấp nước và VSMTNT và Dự án Vệ sinh cá nhân và Vệ sinh môi trường, thuộc Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường của UNICEF. Trong đó, một dự án làm việc với đối tác là Cục YTDP - Bộ y tế và một dự án làm việc với TTNS&VSMTNT Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động truyền thông giảm thiểu Asen đều được tiến hành bởi Cục YTDP - Bộ Y tế.
-
Đánh giá mức độ bền vững của hệ thống tiếp cận vệ sinh dự án Hỗ trợ phát triển cho DN có quy mô nhỏ và tiếp thị cải thiện điều kiện vệ sinh khu vực nông thôn ở Việt Nam
Mục đích của dự án là để thúc đẩy việc sử dụng hợp vệ sinh nhà vệ sinh hộ gia đình (i) tiêu chuẩn hoá và nâng cao, nhu cầu các nhà vệ sinh và (ii) xây dựng năng lực và kỹ năng của địa phương các doanh nghiệp để thông tin cho hộ gia đình về một loạt các lựa chọn và đáp ứng các nhu cầu về vệ sinh nhà vệ sinh như họ muốn và có thể chi trả (iii) xây dựng năng lực của các doanh nghiệp cho các hoạt động và duy trì một cách thành công việc kinh doanh nhà vệ sinh. Dự án được thí điểm cho chiến lược quốc gia toàn để cải thiện hệ thống nhà vệ sinh với cam kết của Việt Nam để đạt được các mục tiêu vệ sinh của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ: giảm một nửa các số người không có hệ thống nhà vệ sinh
-
Khảo sát, đánh giá tác động giai đoạn 1 Dự án nâng cấp đô thị thành phố Hồ Chí Minh
Dân số của các Thành phố ở Việt Nam đang tăng nhanh, trong khi đầu tư cho các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ bất cập so với nhu cầu. Các khu vực dân cư có thu nhập thấp (LIAs) đã và đang phát triển trong một trình trạng thiếu dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Điều này tạo nên nguy cơ về môi trường và sức khỏe đối với dân cư trong khu vực này đồng thời ảnh hưởng chung đến toàn thành phố trên diện rộng. Do vậy, cần thiết phải đưa ra các phương pháp sáng tạo với chi phí thấp nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình đô thị hóa ngày càng tăng ở Việt Nam.