thiết kế website, thiết kế website chuyên nghiệp
logo
company

thống kê truy cập

Online: 12
Tổng truy cập: 689.073

Thông tin dự án điển hình

Hỗ trợ kỹ thuật cho Ban quản lý dự án tỉnh Ninh Bình ở tất cả các tiểu dự án nhằm thay đổi thói quen và hành vi vệ sinh và cải thiện sức khoẻ cộng đồng

Dự án cấp nước đồng bằng Sông Hồng - dự án thành phần tỉnh Ninh Bình

Địa bàn dự án: 32 xã tỉnh Ninh Bình

Tên Khách hàng/Nguồn vốn: Ban QLDA cấp nước vệ sinh và sức khoẻ nông thôn tỉnh Ninh Bình

Ngày bắt đầu : 9/2008

Ngày kết thúc: 9/2013

Mô tả tóm tắt dự án:

Dự án “Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn đồng bằng sông Hồng" là một phần quan trọng trong chương trình quốc gia nhằm giảm nghèo và nâng cao công bằng ở Việt Nam.

Năm 2001, đại diện của Chính phủ Việt Nam (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) và đại diện của Ngân hàng Thế giới đã cùng nhau bàn bạc và nghiên cứu để xây dựng một chương trình dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn.

Giai đoạn 1 của dự án (2005-2010) được triển khai tại 120 xã trên địa bàn các thuộc đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương và Thái Bình. Tổng vốn đầu tư 46,710 triệu USD, trong đó 45,08 triệu USD vay của Ngân hàng thế giới (WB). Dự kiến khoảng 800.000 người dân sẽ được hưởng lợi trong giai đoạn này của dự án.

Ninh Bình là một trong 4 tỉnh nằm trong giai đoạn I của dự án cấp nước và vệ sinh nông thông đồng bằng Sông Hồng. Ninh Bình có nguồn vốn vay WB được thực hiện trong giai đoạn 2008 – 2013. Dự án thực hiện trên phạm vi 5 huyện/32 xã của tỉnh Ninh Bình.

Mô tả các dịch vụ mà nhà thầu Tư vấn thực hiện:

Mục tiêu của dự án tập trung vào 4 vấn đề cơ bản: i) Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, ii) rửa tay bằng xà phòng đúng lúc, iii) Bảo quản và sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (đặc biệt khuyến khích người dân sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung), iv) Sử dụng phân an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường chung

Với các mục tiêu này Tư vấn đã tổ chức thực hiện các công việc sau:

  1. Khảo sát nền về hiện trạng vệ sinh, nước sạch tại các xã thuộc địa bàn dự án
  2. Tuyển chọn và đào tạo các tuyên truyền viên tại các xã
  3. Soạn thảo tài liệu tuyên truyền và lập kế hoạch hoạt động truyền thông từ cấp tỉnh đến cấp cộng đồng
  4. Giám sát và hỗ trợ tư vấn các hoạt động truyền thông tại địa phương
  5. Báo cáo định kỳ 6 tháng và báo cáo hàng năm.
  6. Đánh giá cuối kỳ.